Hiện nay, có không ít người chưa thực sự hiểu về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như các vấn đề pháp lý xung quanh loại giấy chứng nhận này. Hãy cũng 28Land tìm hiểu.
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, Việt Nam có nhiều tên gọi Giấy chứng nhận về nhà đất khác nhau, chẳng hạn như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành mẫu giấy chứng nhận mới áp dụng trên phạm vi toàn quốc với tên gọi là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tên tiếng Anh là: Certificate or land use rights and ownership of house and other land – attached assets.

Khi ban hành giấy chứng nhận mới, những mẫu giấy chứng nhận đã cấp trước đo vẫn được giữ nguyên vai trò pháp lý và không bắt buộc phải thay mới.
Giấy chứng nhận sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về: tên người được cấp quyền sử dụng đất, số chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng, sơ đồ hoặc những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận nếu có.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là sổ đỏ không?
Đây cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc và băn khoăn. Trên thực tế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có bìa màu đỏ. Cách gọi sổ đỏ hay sổ hồng là cách gọi mà người dân hay gọi giấy chứng nhận này dựa theo màu sắc.
3. Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thể hiện như thế nào?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ mang tính pháp lý, khẳng định quyền sử đụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức, cá nhân. Đồng thời thông qua loại giấy này, cơ quan quản lý nhà nước xác định được ai là chủ sở hữu của mảnh đất đó.
Đây là căn cứ, điều kiện để tổ chức, cá nhân được thực hiện các quyền một cách hợp pháp theo quy định về chuyển đổi, bán, cho thuê, tặng, thừa kế, thế chấp hoặc góp vốn,..
Giấy chứng nhận là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền có phương án xử lý đúng đắn nếu xảy ra tranh chấp hoặc trong điều kiện thi hành án. Là căn cứ để Nhà nước xác định loại đất, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu trong trường hợp thu hồi quy hoạch.
4. Giấy chứng nhận có giá trị mãi mãi không?
Tại Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và người dân được Nhà nước cho thuê, giao đất hoặc công nhận quyền sở hữu. Giấy chứng nhận có hạn sử dụng lâu dài song không phải là vĩnh viễn.
Nguyên nhân là vì Nhà nước có quyền được thu hồi mảnh đất đó. Trong trường hợp cần thiết để phục vụ mục tiêu quốc phòng an ninh hoặc kinh tế xã hội. Khi ấy, người dân sẽ được đền bù đúng theo nội dung đã được quy định.
Hy vọng những thông tin trên, giúp ích cho bạn đọc trong vấn đề liên quan đến pháp lý. Hãy đón đọc những thông tin mới nhất trên 28 Land!
Xem thêm: Thủ tục 4 bước xin cấp lại sổ đỏ
Những điều cần biết về sổ hồng và sổ đỏ