UBND TP Hà Nội kiên quyết không cho phép các nhà đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng (hoặc đang vi phạm mà chưa được xử lý triệt để) trong đầu tư, quản lý nhà chung cư được tham gia đầu tư dự án phát triển nhà ở mới.
Coi nhẹ thoả thuận hợp đồng, cư dân bất lợi về pháp lý
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, vận hành. Và sử dụng nhà chung cư thương mại trên địa bàn.
Theo UBND TP, vẫn còn một số bất cập trong vận hành, quản lý nhà chung cư thương mại. Vẫn còn các tranh chấp khiếu kiện về quỹ bảo trì; chỗ để xe;…
Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có lúc, có nơi còn chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Ứng xử của một số chủ đầu tư dự án, ban quản trị nhà chung cư, cộng đồng dân cư. Và một số cá nhân còn thiếu chuẩn mực. Chưa tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Việc giải quyết đơn thư, kiến nghị chưa được kịp thời. Dẫn đến một vài khiếu kiện kéo dài gây bức xúc dư luận.

Để xảy ra các tồn tại trên, theo UBND TP Hà Nội, có nguyên nhân do hệ thống các quy định pháp luật của nhà nước. Cụ thể trong việc vận hành, quản lý nhà chung cư còn một số bất cập, chưa đồng bộ. Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý nhà chung cư của một số tổ chức cá nhân chưa nghiêm.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ chủ đầu tư dự án, ban quản trị. Đơn vị quản lý vận hành và chính cư dân.
Một số chủ đầu tư thiếu ý thức thực hiện các nghĩa vụ, trách nghiệm theo quy định của pháp luật. Trong việc tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập ban quản trị. Việc bàn giao kinh phí bảo trì, diện tích sở hữu riêng,… cho các ban quản trị còn chậm. Và chưa đầy đủ.
Một số ban quản trị còn vi phạm trong sử dụng kinh phí bảo trì, quản lý nhà chung cư. Chưa hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật về nhà ở trong từng thời ký cụ thể. Dẫn đến bất đồng, tranh chấp với chủ đầu tư dự án và cư dân trong một số chung cư.
Không ít cư dân trong quá trình đàm phán và khi ký hợp đồng mua bán căn hộ đã coi nhẹ các thoả thuận về quyền. Và nghĩa vụ của các bên trong quản lý, vận hành, sử dụng chung cư. Vì vậy, sau khi nhận bàn giao nên bất lợi về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp.
Tăng cường thanh, kiểm tra xử lý vi phạm trong đầu tư dự án
Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội yêu cầu xác định rõ thẩm quyền. Và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền. Nhất là cấp cơ sở chủ động nắm bắt, kịp thời giải quyết các bất đồng. Tranh chấp, khiếu kiện của cư dân, ban quản trị, chủ đầu tư dự án. Và các tổ chức cá nhân có liên quan.
Tăng cường thanh kiểm tra của các cấp, các ngành đối với công tác quản lý nhà nước nói riêng. Và hoạt động quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư nói chung. Công tác phòng cháy, chữa cháy kịp thời phát hiện. Công bố công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng.
“Kiên quyết xử lý nghiêm, chấm dứt các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. Kể cả xử lý hình sự đối với các hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Quyền lợi và lợi ích chính đáng của cư dân” – UBND TP Hà Nội nêu.
Đáng chú ý, UBND TP Hà Nội kiên quyết không cho phép các nhà đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng. Hoặc đang vi phạm mà chưa được xử lý triệt để trong đầu tư, quản lý nhà chung cư được tham gia đầu tư dự án phát triển nhà ở mới.
UBND TP giao Sở Xây dựng chủ động báo cáo xin ý kiến Bộ Xây dựng. Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về quản lý nhà chung cư. Nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý nhà chung cư. Để kịp thời tham mưu cho UBND TP. Để UBND góp ý với Bộ Xây dựng, Chính phủ đề xuất chỉnh sửa. Bổ sung các quy định của pháp luật về nhà ở cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Hãy đón đọc những thông tin mới nhất trên 28Land nhé!